Nước thải từ hệ thống mương dẫn được tập trung vào hố gom nước thải, sau khi qua hệ thống song chắn rác đa tầng. Nước khi vào đến hố gom đã được loại bỏ phần lớn rác có kích thước lớn và trung bình, đảm bảo an toàn cho hoạt động của các bơm nước thải. Từ hố gom, nước thải được bơm chìm hoạt động luân phiên phân phối vào bể điều hòa.
Bể điều hòa có bố trí hệ thống phân phối khí nhằm đảo trộn, tránh hiện tượng cặn lắng phân hủy kỵ khí chất hữu cơ sinh mùi hôi. Ngoài ra còn có tác dụng ổn định tính chất nước thải và lưu lượng nước thải, do tính chất nước thải không ổn định. Dưới tác dụng đảo trộn của không khí, nồng độ các chất ô nhiễm sẽ được san bằng, đảm bảo cho quá trình xử lý phía sau. Đồng thời một phần chất hữu cơ sẽ được phân giải dưới tác dụng của quá trình thổi khí. Trong bể điều hòa có đặt bộ điều chỉnh pH tự động. Khi nước thải có pH vượt ra giá trị cho phép, bộ điều chỉnh sẽ điều khiển bơm định lượng cung cấp axit hoặc kiềm để ổn định pH nhằm đảm bảo hiệu quả cho quá trình xử lý sinh học phía sau.
Từ bể điều hòa nước thải sẽ được bơm sang bể sinh học hiếu khí Aerotank. Đây là quá trình xử lý nước thải dựa vào hoạt động của các vi sinh vật hiếu khi. Các vi sinh vật sử dụng nguồn oxy hòa tan, hấp thu và phân giải các hợp chất hữu cơ trong nước thải thành H2O, CO2 và tế bào. Đặc điểm của xử lý sinh học hiếu khí là hiệu quả khử BOD5 cao, toàn bộ các chất gây ô nhiễm sẽ được làm sạch.
Bể Aerotank được cấp khí liên tục thông qua hệ thống phân phối khí dạng đĩa tạo bọt mịn nhằm tăng cường quá trình hòa tan oxy vào nước thải. Đồng thời quá trình cấp khí còn thực hiện nhiệm vụ đảo trộn để giữ bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng, đảm bảo khả năng tiếp xúc tốt giữa vi sinh và chất hữu cơ, nâng cao hiệu quả quá trình xử lý. Để quá trình sinh học xảy ra có hiệu quả, N và P được cung cấp vào Aerotank bằng bơm định lượng.
Sau giai đoạn xử lý sinh học hiếu khí trong Aerotank hầu như các chất bẩn trong nước thải đã bị loại bỏ. Lúc này nước thải sẽ chảy sang bể lắng để tách bùn hoạt tính và nước trong. Bùn lắng một phần được bơm tuần hoàn trở lại để ổn định nồng độ vi sinh vật trong Aerotank và phần bùn dư sẽ đưa sang bể phân hủy bùn kỵ khí. Nước thải sau khi lắng sẽ tập trung ở bể trung gian và được bơm sang thiết bị lọc áp lực – khử trùng.
Bể lọc có nhiệm vụ tách toàn bộ chất lơ lửng còn lại trong nước thải, đảm bảo cho nước thải có độ trong cần thiết và nồng độ chất lơ lửng đạt yêu cầu sau xử lý. Lúc này các bơm định lượng cũng đồng thời bơm chất diệt trùng vào bể lọc để tiêu diệt các vi sinh vật có trong nước thải. Sau thời gian tiếp xúc các vi sinh vật này sẽ chết và được giữ lại trong bể lọc. Nước thải ra khỏi bể lọc áp lực đã đạt tiêu chuẩn loại A theo TCVN 5945 – 2005 sẽ đi vào hệ thống thoát của khu công nghiệp và thải ra môi trường.
Tại bể phân hủy bùn kỵ khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân giải các hợp chất hữu cơ đã hấp thụ. Khi đã cạn kiệt dinh dưỡng các vi sinh vật sẽ tự phân hủy. lúc này bùn đã ổn định, không còn mì hôi, không có khả năng gây bệnh và dễ tách nước. định kỳ hỗn hợp bùn này sẽ được bơm ra sân phơi bùn để tách nước. Nước tách từ sân phơi bùn sẽ tuần hoàn trở lại bể gom. Bùn khô chứa nhiều hợp chất hữu cơ có thể sử dụng làm phân bón hay thải bỏ theo qui định.
Từ bể điều hòa nước thải sẽ được bơm sang bể sinh học hiếu khí Aerotank. Đây là quá trình xử lý nước thải dựa vào hoạt động của các vi sinh vật hiếu khi. Các vi sinh vật sử dụng nguồn oxy hòa tan, hấp thu và phân giải các hợp chất hữu cơ trong nước thải thành H2O, CO2 và tế bào. Đặc điểm của xử lý sinh học hiếu khí là hiệu quả khử BOD5 cao, toàn bộ các chất gây ô nhiễm sẽ được làm sạch.
Bể Aerotank được cấp khí liên tục thông qua hệ thống phân phối khí dạng đĩa tạo bọt mịn nhằm tăng cường quá trình hòa tan oxy vào nước thải. Đồng thời quá trình cấp khí còn thực hiện nhiệm vụ đảo trộn để giữ bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng, đảm bảo khả năng tiếp xúc tốt giữa vi sinh và chất hữu cơ, nâng cao hiệu quả quá trình xử lý. Để quá trình sinh học xảy ra có hiệu quả, N và P được cung cấp vào Aerotank bằng bơm định lượng.
Sau giai đoạn xử lý sinh học hiếu khí trong Aerotank hầu như các chất bẩn trong nước thải đã bị loại bỏ. Lúc này nước thải sẽ chảy sang bể lắng để tách bùn hoạt tính và nước trong. Bùn lắng một phần được bơm tuần hoàn trở lại để ổn định nồng độ vi sinh vật trong Aerotank và phần bùn dư sẽ đưa sang bể phân hủy bùn kỵ khí. Nước thải sau khi lắng sẽ tập trung ở bể trung gian và được bơm sang thiết bị lọc áp lực – khử trùng.
Bể lọc có nhiệm vụ tách toàn bộ chất lơ lửng còn lại trong nước thải, đảm bảo cho nước thải có độ trong cần thiết và nồng độ chất lơ lửng đạt yêu cầu sau xử lý. Lúc này các bơm định lượng cũng đồng thời bơm chất diệt trùng vào bể lọc để tiêu diệt các vi sinh vật có trong nước thải. Sau thời gian tiếp xúc các vi sinh vật này sẽ chết và được giữ lại trong bể lọc. Nước thải ra khỏi bể lọc áp lực đã đạt tiêu chuẩn loại A theo TCVN 5945 – 2005 sẽ đi vào hệ thống thoát của khu công nghiệp và thải ra môi trường.
Tại bể phân hủy bùn kỵ khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân giải các hợp chất hữu cơ đã hấp thụ. Khi đã cạn kiệt dinh dưỡng các vi sinh vật sẽ tự phân hủy. lúc này bùn đã ổn định, không còn mì hôi, không có khả năng gây bệnh và dễ tách nước. định kỳ hỗn hợp bùn này sẽ được bơm ra sân phơi bùn để tách nước. Nước tách từ sân phơi bùn sẽ tuần hoàn trở lại bể gom. Bùn khô chứa nhiều hợp chất hữu cơ có thể sử dụng làm phân bón hay thải bỏ theo qui định.
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét