Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Hệ thống xử lý nước thải hóa mĩ phẩm

Ngành sản xuất hóa mỹ phẩm là một trong những ngành phát triển tương đối nhanh. Hiện nay, trên thế giới, nhu cầu sử dụng các sản phẩm tẩy rửa, nhu cầu thẩm mỹ của con người ngày một tăng cao. Các công ty sản xuất mỹ phẩm nổi tiếng cũng xuất hiện ngày một nhiều hơn và ở Việt Nam, các thương hiệu được nhiều người tiêu dùng tin cậy như P&G, Unilever, Colgate & Palmolive… 




Do những nhu cầu của con người sử dụng các sản phẩm từ mỹ phẫm ngày càng tăng nên các công ty sản xuất mỹ phẩm hình thành nhiều hơn, số lượng sản xuất gia tăng nhiều. Vì vậy mà các vấn đề về môi trường cũng phát sinh nhiều hơn, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của con người, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước do nước thải ngành hóa mỹ phẩm thải ra ngoài môi trường mà chưa được xử lý hay xử lý chưa triệt để. Chính vì thế mà các nhà máy sản xuất hóa mỹ phẩm cần phải được thiết kế hệ thống xử lý nước thải hóa mỹ phẩm là hết sức cần thiết.

Dây chuyền sản xuất

Sơ đồ tổng quát dây chuyền sản xuất các loại sản phẩm


Dây chuyền sản xuất chất lỏng


Dây chuyền sản xuất bột giặt


Dây chuyền sản xuất xà phòng

Thành phần tính chất nước thải hóa mỹ phẩm

Nước thải hóa mỹ phẩm chủ yếu ô nhiễm về mặt hóa học, chủ yếu chứa các chất hoạt động bề mặt, hàm lượng cặn lơ lửng, một vài hóa chất có trong thành phần nguyên liệu. Nguồn nước thải chủ yếu sinh ra trong quá trình rửa thiết bị và đường ống vào cuối ca hay thay đổi sản phẩm cùng với một số loại nguyên liệu tồn lưu.

Ngoài ra còn có nguồn nước thải từ khu nhà ăn, khu vệ sinh… và nước thải sinh hoạt của công nhân từ các khu này cần phải có hệ thống xử lý riêng.

nước thải hóa mỹ phẩm gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng

Phương pháp xử lý nước thải hóa mỹ phẩm
Xử lý nước thải bằng phương pháp lý học:

Trong nước thải thường chứa một lượng lớn các chất ở dạng lơ lửng không tan. Những chất này gây ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như ảnh hưởng đến đời sống của thủy sinh vật, con người. Để loại bỏ những chất này ra khỏi nguồn nước thải thường ử dụng các thiết bị, máy móc nhằm xử lý một phần các chất ô nhiễm này, ví dụ như song chắn rác, lưới chắn rác,…

Xử lý bằng phương pháp hóa học và hóa lý

Phương pháp này sử dụng các chất hóa học để loại bỏ các chất ô nhiễm trong nguồn nước, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý sinh học diễn ra tốt hơn. Sử dụng phương pháp trung hòa để điều chỉnh lại độ pH tối ưu nhất cho quá trình xử lý và phương pháp keo tụ – tạo bông giúp cho quá trình lắng cặn diễn ra được tối ưu nhất

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học: dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh có trong nước thải.

Mục đích của quá trình này là:

Chuyển hóa các chất hòa tan và những chất dễ phân hủy sinh học thành những sản phẩm cuối cùng có thể chấp nhận được.

Hấp thụ và kết tụ cặn lơ lửng và chất keo không lắng thành bông sinh học hay màng sinh học.

Chuyển hóa/ khử dinh dưỡng như nito, phospho.

Trong một số trường hợp khử những hợp chất và những thành phần hữu cơ dạng vết.

Đề xuất hệ thống xử lý nước thải hóa mỹ phẩm





Hệ thống xử lý nước thải hóa mỹ phẩm

Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải hóa mỹ phẩm

Nước thải hóa mỹ phẩm được đưa qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn trong nước thải ra khỏi đường ống tránh làm tắc nghẽn các công trình xử lý phía sau. Rác thu gom được đem đi xử lý.

Sau đó nước thải được dẫn sang bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ các chất bẩn có trong nước thải nhờ sự xáo trộn đều dòng thải của thiết bị sục khí đặt trong bể. Đồng thời tránh sự lắng cặn và xả ra hiện tượng phân hủy kỵ khí dưới đáy bể.

Sau khi ra khỏi bể điều hòa, nước thải được dẫn sang bể tuyển nổi để loại bỏ một phần cặn lơ lửng và các chất hoạt động bề mặt. Sau đó nước thải được dẫn về bể keo tụ tạo bông để kết dính các hạt keo trong nước thải thành bông cặn có kích thước lớn và nặng hơn, giúp cho quá trình lắng cặn ở bể lắng I diễn ra tốt hơn. Bùn cặn sau lắng được đưa về bể chứa bùn để xử lý.

Tiếp theo của quá trình xử lý nước thải hóa mỹ phẩm là xử lý sinh học kỵ khí. Tại bể UASB , các chất hoạt động bề mặt, chất hữu cơ mạch dài được cắt mạch và được phân hủy thành các chất vô cơ đơn giản nhờ sự hoạt động của các vi sinh vật kỵ khí trong bể. Hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải hóa mỹ phẩm được giảm đáng kể. Ngoài ra trong bể còn xảy ra quá trình khử N và P.


bể UASB trong xử lý nước thải hóa mỹ phẩm

Do bể UASB không xử lý triệt để được các chất hữu cơ trong nước thải nên sau đó nước thải được dẫn qua bể xử lý sinh học để loại bỏ triệt để chất hữu cơ còn xót lại. Các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải hóa mỹ phẩm thành các chất vô cơ đơn giản trong điều kiện được cung cấp đầy đủ oxi.

Nước thải sau xử lý sinh học được dẫn qua bể lắng II để lắng cặn sinh học vừa hình thành. Bùn cặn sau lắng một phần được tuần hoàn vể bể Aerotank để đảm bảo mật độ sinh khối, một phần được đưa về bể chứa bùn để xử lý.

Phần nước trong sau bể lắng có đầu ra đạt chuẩn xa thải cho phép QCVN 40:2011/BTNMT.

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét