Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

Xử lý nước giếng khoan đơn giản

Hiện nay, mặc dù nước máy đã đến với người dân nhưng nhiều hộ gia đình vẫn còn thói quen sử dụng nguồn nước ngầm với suy nghĩ nước nào cũng là nước nhưng nước tự khoan thì không phải trả tiền. Ít ai nghĩ đến những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng nguồn nước ngầm chưa qua xử lý.



Theo các chuyên gia, người sử dụng thường xuyên nước giếng tự khoan chưa qua xử lý sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hậu quả đầu tiên của tình trạng này là người sử dụng đối mặt với rất nhiều nguy cơ mắc bệnh. Các chất độc tồn tại trong nước giếng ở mức độ nhẹ có thể gây dị ứng da, nhiễm trùng đường ruột, gây bệnh tiêu chảy, nếu tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư và thậm chí dẫn đến tử vong. 

Cụ thể, asen (thạch tín) gây ung thư da và phổi; thủy ngân cadimi gây tổn thương thận và rối loạn thần kinh; nitrat gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh (dưới 6 tháng tuổi); crom tác động xấu đến gan, thận, cơ quan hô hấp; chì gây tổn thương não, rối loạn tiêu hóa, yếu cơ, phá hủy hồng cầu; sunfat gây tiêu chảy, lị; xyanua gây tổn thương phổi, da, cơ quan tiêu hóa; nhôm làm gia tăng quá trình lão hóa…

Nước giếng khoan tầng nông (dưới 60m) hay tầng sâu (thường hơn 250m) có ưu điểm là ít nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Nhưng nhiều giếng khoan thường chứa chất hoà tan làm chất lượng nước không tốt cho sinh hoạt và ăn uống.


Hiện nay, nguồn nước giếng khoan ở các vùng nông thôn đồng bằng ở nước ta đa số đều có biểu hiện bị nhiễm sắt và một số các khoáng chất khác. Vì vậy để đưa vào sử dụng cho sinh họat đòi hỏi phải qua xử lý. Có 2 biện pháp để xử lý nguồn nước này:

– Biện pháp lắng trong: Lấy nước trực tiếp từ nguồn nước, để lắng cặn trong một thời gian nhất định rồi đem dùng. Trong trường hợp cần sử dụng ngay, có thể làm lắng bằng cách đánh phèn, hoặc dùng keo tụ. Đây là phương pháp đơn giản song cũng chỉ xử lý được sơ bộ về mặt cơ học, các cặn bùn…còn các chất hoà tan, vi trùng hầu như không xử lý được.

– Biện pháp lọc: Nước được bơm từ các giếng khoan lên cho qua hệ thống giàn phun mưa rồi cho nước đi qua các lớp vật liệu lọc (cát, sỏi sạn, than…) với hai loại lọc nhanh và lọc chậm:

+ Lọc nhanh: Dùng cho quy mô cấp nước tập trung lớn và cần có hỗ trợ của các công đoạn xử lý bằng hoá chất (phèn, khử trùng…), các thiết bị phục vụ cho quá trình rửa lọc, sử dụng điện năng…

+ Lọc chậm: Rất phổ biến ở nông thôn với việc sử dụng nhiều biện pháp lọc dân gian, phù hợp và phát huy hiệu quả cao. Với công suất đến 500m3 /ngày đêm, phương pháp lọc chậm vẫn phát huy được các ưu điểm của các vùng nông thôn.

Ưu điểm:

– Nước ít bị ô nhiễm chất hữu cơ hơn nước giếng đào.
– Công trình gọn chiếm ít diện tích đất
– Chi phí vận hành bảo dưỡng thấp, hầu hết các hoạt động bảo dưỡng người sử dụng có thể đảm nhiệm được.
– Về mùa khô cũng có thể có đủ nước dùng
– Phù hợp với hộ gia đình ở rải rác hoặc nhóm hộ gia đình.

Nhược điểm:

– Chi phí xây dựng, vận hành và bảo dưỡng cao nếu chỉ cung cấp cho ít hộ gia đình.
– Việc xây dựng đòi hỏi phải có chuyên môn kỹ thuật mới thực hiện được
– Chất lượng nước tuỳ thuộc vào từng vùng khác nhau. Nhưng nước thường chứa nhiều các ion sắt, mangan, canxi, magiê,…do vậy nếu các chỉ số nguyên tố trên vượt quá giới hạn cho phép thì cần phải có bể lọc nước trước khi sử dụng.

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét